Tổng hợp 3 cách chế biến rêu đá – Đặc sản Tây Bắc hấp dẫn, ngon miệng
Rêu đá là một món ăn đặc sản mà mỗi khi đến Tây Bắc bạn không nên bỏ lỡ. Ngoài khám phá cảnh đẹp của thiên nhiên thì nền ẩm thực hấp dẫn, đặc sắc của đồng bào Thái nơi đây là một trải nghiệm khó quên bạn nên trải nghiệm. Cùng tìm hiểu thêm về món ăn mang hương sắc núi rừng này ngay sau đây bạn nhé!
1. Đặc sản rêu đá – Nét đẹp văn hóa độc đáo Tây Bắc.
- Cùng với măng chua, thịt gác bếp, rêu đá là món ăn không thể thiếu trong những bữa cơm đón tiếp khách quý của người Thái.
- Món rêu đá còn mang một ý nghĩa về truyền thuyết của mối tình chung thủy từ ngàn xưa. Do đó rêu đá cũng được chế biến thành những món ăn truyền thống trong mâm rượu hứa hôn của các đôi trai gái tổ chức mỗi dịp xuân về.
- Rêu đá thường mọc ở nơi các nguồn nước chảy mạnh, chân thác, bám vào những tảng đá to giúp cho rêu dễ phát triển. Khi để lâu hơn, rêu sẽ bị khô và không ngon.
- Rêu đá sau khi hái có thể bảo quản tươi được 2 – 3 ngày, đồng bào dân tộc Thái cũng tích trữ rêu khô phơi gác bếp để ăn dần hay dùng trong các dịp trọng đại như cưới hỏi, lên nhà mới hay lễ hội.
- Mùa thu hái chủ yếu diễn ra vào giữa đông, đầu xuân, khi những cơn lũ rừng chưa tới. Đi hái rêu là một nét đẹp văn hóa của người Thái, khi một ngày đẹp trời cả bản nghỉ nương rẫy rủ nhau tới các bãi rêu như đi trẩy hội.
- Người thu hái rêu đá phải có kinh nghiệm và kỹ năng nhất định, khi di chuyển qua các tảng đá trơn trượt giữa vùng nước lạnh. Thông thường, họ sẽ hái rêu từ cuối dòng suối ngược trở lên để rêu không bị bám bụi bẩn, đất cát.
- Rêu sau khi hái về được rũ nhẹ nhàng dưới dòng suối chảy, để loại bỏ cành lá mục, đất cát cùng tạp chất. Tiếp đó sẽ vắt khô nước và bày lên tảng đá mịn ven suối, dùng đá hoặc chày đập cho tơi mềm. Trong cộng đồng người Tày, chỉ có phụ nữ mới thu hái rêu đá.
- Theo kinh nghiệm dân gian, rêu đá là một món ăn mát lành giúp lưu thông khí huyết, giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp cũng như nhiều công dụng khác.
- Lên cao nguyên Mộc Châu thưởng thức rêu đá – món quà của núi rừng, bạn mới thấy được cái thú ẩm thực của người vùng cao. Nếu có cơ hội đến thăm nơi này, đừng bỏ qua những trải nghiệm hiếm có này nhé!
Xem thêm: Chân gà đông tảo làm món gì ngon? Tổng hợp 7 gợi ý hấp dẫn
2. Cách sơ chế rêu đá của người dân Tây Bắc
- Đồng bào gọi là “bắt” rêu vì coi nó là một loại thực phẩm như cá hay cua suối.
- Rêu được “bắt” thành từng dây dài, tùy từng khúc suối sâu hay nông mà có màu xanh lục hay xanh non.
- Rêu được bỏ vào rổ, giặt qua nước suối nhằm loại bỏ cát hoặc chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, có mặt bằng phẳng rồi dùng một khúc gỗ to để đập.
- Sơ chế rêu cũng đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn vì phải giặt và đập rêu tới vài lần mới sạch.
- Cả một rổ rêu đá lúc này chỉ còn đủ dùng trong một bữa. Màu rêu đá xanh đậm, sờ vào mềm và mát như lụa.
3. Những món ăn phổ biến với rêu đá
Tùy từng loại rêu mà cách chế biến cũng độc đáo khác nhau. Sau đây là một số món ngon từ rêu đá mà bạn có thể sẽ yêu thích.
3.1. Canh rêu tươi (kinh tau)
- Trước khi chế biến thành món ăn phải để rêu trên thớt hoặc hòn đá có mặt phẳng, dùng chày gỗ đập nhiều lần cho nát hết tạp chất bám trên rêu, rửa sạch không còn cát sạn.
- Rêu sau khi rũ hết cát sạn được cắt thành từng đoạn nhỏ, thả vào nước luộc gà hoặc xương hầm, nêm gia vị vừa khéo, đến khi chín sẽ dậy lên hương thơm hấp dẫn.
3.2. Nộm rêu (tau nửng)
- Với những mẻ rêu non người Thái thường dùng để chế biến nộm rêu.
- Rêu sạch đem cắt nhỏ rồi bỏ vào chõ hấp chín. Thêm muối, đường, gừng, rau thơm, ớt, mắc khén thành món ăn đậm vị, giòn, ngọt và thơm.
3.3. Rêu đá nướng (tau pho)
- Trong các món, có lẽ rêu nướng vẫn là món ăn độc đáo và đặc sắc nhất.
- Để làm được món rêu nướng thơm ngậy tuyệt vời, rêu cần được cắt khúc rồi ướp tẩm với các gia vị như: sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt sẻn,… Tiếp đó gói vào lá dong và vùi trong tro nóng, bên trên phủ một lớp than hồng sao cho rêu chín đều mà không bị cháy.
- Lúc này, người làm cần đợi đến khi lớp lá dong bên ngoài chuyển thành màu đen, gói rêu dậy lên mùi thơm phức thì mới lấy ra.
- Mùi thơm của gia vị cùng mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng, trông giống như tảo biển, mềm, ngậy ăn với cơm nóng thì ngon tuyệt.
- Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rêu đá vùi than thường xuyên giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, hạ huyết áp và nhiều chứng bệnh mạn tính khác.
- Để làm tăng thêm sự thơm ngon của rêu đá, người dân thường nướng kèm với các loại thịt gà, thịt lợn và cá. Rêu đá nướng cũng có thể bọc lá kẹp que nướng cùng cá suối, thịt lợn, thịt gà, rêu nướng chín mỏng tang, giòn và thơm ngon đặc biệt.
- Có những nơi, người ta sử dụng ống nứa non thay cho lá chuối nên rêu nướng có vị ngọt đặc trưng.
- Vào những ngày se lạnh, khi cảm thấy mệt mỏi vì đi rừng, ngồi bên bếp lửa, nếm một miếng rêu đá nướng béo ngậy cùng cơm nóng là một lạc thú tuyệt vời không gì sánh được.
Với những thông tin về món đặc sản rêu đá trên đây, chúc bạn có những trải nghiệm hoàn hảo nhất với chuyến đi của mình.
wikianngon.com sưu tầm